Tháp Nhạn Phú Yên Và Hành Trình Tìm Lại Dấu Ấn Lịch Sử Champa
4 Tháng Sáu, 2021“Phú Yên có đỉnh Cù Mông, có hòn tháp Nhạn, có dòng sông Ba”. Hẳn những ai là người Phú Yên, hay còn gọi là người xứ Nẫu thì chắc chắn đều biết đến câu ca dao này. Một câu ca dao nhắc đến ba địa điểm nổi tiếng nhất và cũng là ba nơi đặc trưng nhất của vùng đất nơi đây. Vậy, địa điểm đó là gì? Hãy cùng Bình Dương Hotel tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Tên gọi, nguồn gốc ra đời của tháp Nhạn
Tháp Nhạn hay còn gọi là núi Nhạn Tháp, núi Bảo Tháp, núi Tháp Dinh, núi Tháp Khỉ có độ cao khoảng chừng 60m so với mặt nước biển. Tháp nằm về phía Bắc con sông Đà Rằng (một con sông thơ mộng, hữu tình đã ấn mình trong rất nhiều trong thơ ca, nhạc họa) thuộc địa phận phường 1, gần quốc lộ 1A và cách trung tâm thành phố Tuy Hòa khoảng chừng 3,5 km.
Vốn dĩ, núi và tháp có tên gọi là Nhạn, vì được người dân giải thích theo hai điều sau. Thứ nhất, là do địa hình của núi mang dấp dáng con chim nhạn đang xòe đôi cánh vỗ khi nhìn từ xa, phần đầu chim Nhạn chính là chỗ giao giữa quốc lộ 1A với sông Chùa, phần cổ thon nhỏ lại rồi phình ra ngay tại đường Tản Đà. Thứ hai, theo người dân nơi đây thì ngọn núi này trước kia là nơi sinh sống của loài chim Nhạn. Một loài chim nhỏ nhưng bay cao, nó có thể bay qua độ cao hơn 600 mét. Minh chứng cho điều này có thể nói đến núi “Nhạn Môn Quan” ở Trung Quốc. Một dãy núi rất cao mà chỉ có loài chim nhạn mới có thể bay qua được.
Theo như nghiên cứu của H. Parmentier thì tháp Nhạn được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XI đầu thế kỷ XII, cùng thời với các đền tháp Chiên Đàn, Cánh Tiên, Dương Long, Hưng Thạnh và Phước Lộc ở Bình Định. Không rõ, tháp được xây dựng vào thời vua nào và thờ ai.
Tuy nhiên, trong Quốc sử quán triều Nguyễn ghi rõ trong Đại Nam thống nhất chí: “Tháp cổ Chiêm Thành: ở trên núi Bảo Tháp về phía đông huyện Tuy Hòa.
Trương tuyền, đây là mộ vua Chiêm Thành, dưới tháp có miếu Bà Chúa Sắt.”, Núi Bảo Tháp: ở phía đông huyện Tuy Hòa, có tháp cổ gọi tên thế.”, “Sông Đà Diễn có tên nữa là sông Đà Lãng, chạy đến thôn Bảo Tháp, có sông Bảo Tháp, nguồn ra từ núi Phú Cốc (có tên nữa là núi Bảo Tháp) chảy phía nam mà hợp vào, lại chảy về phía đông rồi đổ ra cửa biển Đà Diễn”.
Truyền thuyết đấu trí xây tháp của ông Phú Gia và quân Chiêm Thành
Qua ghi chép trong Đại Nam thống nhất chí này thì bước đầu có thể hiểu, tháo được xây dựng nên để thờ một vị hoàng hậu của nhà vua cai trị Champa vùng Khauchara. Thế nhưng, trong một truyền thuyết được lưu truyền trong dân gian thì tháp ra đời dựa trên một cuộc chiến mưu trí giữa Đại Việt và Chiêm Thành. Chuyện kể, …
“Vào năm Mậu Dần (1578) niên hiệu Quang Hưng nguyên niên, chúa Nguyễn Hoàng cử ông Lương Văn Chánh, tức ông Phù Gia, đem quân vào tỉnh Phú Yên để dẹp loạn Chiêm Thành và phá thành Hồ. Lúc bấy giờ, người Việt đóng quân ở núi Chóp Chài, còn quân Chiêm Thành đóng quân ở Núi Nhạn. Khi hai bên dàn trận, sắp đánh nhau to, thì tướng Chiêm Thành thách đố quân Việt cùng xây tháp, nếu bên nào xong trước thì coi như thắng trận, mà không phải đánh nhau ngoài trận mạt, binh si hao tốn trước mũi kiếm, đường đao.
Trước lời thách đố của tướng Chiêm Thành, ông Phù Gia nghe qua hợp lý do không muốn binh sĩ đổ máu quá nhiều nên ông Phù Gia nhận lợi. Biết, nếu thi thật sự thì không thể nào thắng quân Chiêm Thành được nên ông Phú Gia dùng mẹo. Ông lệnh cho quân sĩ lấy tre, gồ, lồ ô, làm khung tháp, lấy giấy dán làm tường, rồi quét màu lên đó cho giống như thật.
Trong khi đó, quân Chiêm Thành ngày đêm đào đất, làm gạch và xây tháp. Kỳ hạn gần kết thúc, quân Chiêm vẫn dồn hết tất cả công sức để xây tháp, quên cả ăn uống. Nhưng khi ngó xuống đồng bằng, nơi quân Đại Việt chọn là nơi xây tháp thì đã thấy một ngôi tháp sừng sững. Quân Chiêm Thành bất ngờ, không hiểu quân Đại Việt làm thế nào mà xây nhanh thế. Khuất phục trước tài của người Việt, quân Chiêm Thành chấp nhận chịu thua.
Dẫu là đã thắng, quân Chiêm Thành cũng giữ đúng lời hứa. Thế nhưng, sơ bị bại lộ, tướng Lương Văn Chánh thách thức ngược lại quân Chiêm Thành là ai đốt tháp cháy hết trước nhất thì thắng. Vì thua đau, nên lần này quân Chiêm Thành quyết tâm giành chiến thắng. Họ tận dụng hết tất cả nguồn củi đốt tại núi Nhạn chất cao kín cả ngôi tháp. Cuộc đọ sức lần hai bắt đầu, cả hai bên cùng châm lửa đốt tháp. Lửa bốc cháy dữ dội, làm cả ngọn núi và đồng bằng như sáng cả một góc trời.
Nhưng, vì tháp của người Chiêm Thành xây bắt gạch và đất, còn người Đại Việt làm bằng tre và cây nên chỉ hơn một canh giờ, tháp của quân Đại Việt đã chạy trụi. Trong khi đó, tháp của quân Chiêm Thành càng cháy thì càng vững chắc. Thế là người Chiêm Thành một lần nữa lại khuất phục, chịu thua. Tướng Lương Văn Chánh lấy Phú Yên dễ dàng.
Thánh mẫu Thiên Y A Na giáng trần
Song cùng với truyền thuyết được lưu truyền trong dân gian về cuộc chiến đấu trí xây tháp giữa quân Chiêm Thành và Đại Việt, thì người Chăm ở đây còn có một truyền thuyết khác gắn liền với sự ra đời của tháp.
Trương tuyền, xưa kia có nàng tiên nữ Thiên Y A Na giáng trần chỉ dạy cho người dân sống ở vùng đất này tất cả mọi thứ từ cấy cày, dệt vải, kéo sợi…để tìm cách mưu sinh. Sau khi tiên nữ quay trở lại cõi tiên, người dân Chăm-pa vì thương nhớ và muốn khắc ghi công ơn người khai sáng cho dân tộc mình bèn xây ngọn tháp ấy để phụng thờ.
Về truyền thuyết này thì rất giống với truyền thuyết Thánh Mẫu Thiên Y Ana và hoàng tử Bắc Hải tại cụm đền Tháp Po Nagar ở gần sông Cái, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Sự xuất hiện của bà ban đầu là một bé gái được ông bà già nuôi dưỡng. Sau đó, vì lời la mắng do nghịch ngợm nên bà biến vào khúc trầm hương thơm ngát trôi về phương Bắc và gặp Hoàng Tử Bắc Hải. Hai người nên duyên vợ chồng, có với nhau hai đứa con, một trai, một gái.
Một ngày nọ vì quá nhớ quê xưa chốn cũ, nhân lúc hoàng tử Bắc Hải sông pha trận mạc. Bà đã đưa hai người con về nơi xưa, nhưng nghiệt ngã thay ba mẹ bà đã chết. Bà dựng lại ngôi nhà cũ để thờ tự cha mẹ cho tròn chữ hiếu rồi cùng hai con lang thang chỉ cho dân chúng cách cày cấy, dệt sợi, kéo vải… và đặt ra các lễ nghi.
Từ đó, cuộc sống của người dân nơi núi Đại An được thay đổi, ai cũng ăn no mặc ấm. Đến một ngày, có con chim hạc từ trên bay xuống, Thiên Y Ana cùng hai con cưỡi hạc và bay về trời. Nhân dân nơi đây nhớ ơn bà, nên đã xây tháp thờ phụng và hằng năm vào ngày 23 tháng 3 âm lịch, đều làm lễ dâng hoa tưởng niệm.
Tháp Nhạn Phú Yên – Bảo tháp 1000 năm tuổi với phong cách kiến trúc huyền bí chưa lời giải mã
“Nước còn, non cũng còn đây,
Tháp còn sao lại người xây không còn”.
Chắc có lẽ không gì bảo tháp Nhạn ở Phú Yên mà với tất cả công trình đền tháp Chăm ở các tỉnh thành thuộc dải đất duyên hải miền Trung nói riêng và trên dải đất hình chữ S nói chung đến nay vẫn chưa có lời giải.
Đó là lý do tại sao mà bao lâu nay nhiều nhà nghiên cứu sử học, kiến trúc học, … đều dành trọn tâm huyết cho các công trình nghiên cứu của mình nhưng rồi cũng đành dừng lại ở những điều cho phép vì nguyên liệu và cách thức xây dựng đền tháp của người xưa quá tuyệt hảo. Tuyệt hảo một cách đầy bí ẩn.
Theo mô tả của H. Parmentier, thì ngay từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, tháp Nhạn đã bị hư hại và đổ nát nhiều. Nguyên nhân đổ nát là do bị chiến tranh tàn phá và thời gian mưa nắng bào mòn. Tuy nhiên, nguyên nhân tác động mạnh nhất làm tháp mất đi phần nào kiến trúc ban đầu là do chiến tranh.
Minh chứng cho điều này, trong cuốn “Non nước Phú Yên” của tác giả Nguyễn Đình Tư xuất bản năm 1965 ghi rõ: “Theo lời thuật lại của một vị lão thành ở thị xã Tuy Hòa, trước kia khi quân Pháp mới sang xâm chiếm nước ta, chúng đi ngoài biển trông vào, thấy ngọn tháp trên đỉnh núi, tưởng là pháo đài của ta, bèn nã đại bác vào làm cho đỉnh tháp và ba góc bị sức đổ, về phía cửa vào, tức là phía đông cũng bị phá rộng ra.
Trong thời kỳ kháng chiến, tháp này cũng đã chiều nhiều những loạt đạn liên thanh của thực dân Pháp từ trên máy bay bắn xuống, hoặc những trận mưa bom rơi xuống các vùng quanh núi Nhạn. Để bảo vệ di tích, năm 1960, chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Yên đã cho tu bổ, hàn gắn những chỗ bị đổ bên trong, xây thêm một cái bệ xi măng quanh chân tháp.”
Mặc dù bị chiến tranh tàn phá nặng nề, tuy nhiên, nhờ tù bổ kịp thời cũng như đưa ra những chính sách bảo tồn nên đến này tháp Nhạn vẫn còn khá nguyên viện nét phong cách kiến trúc mình.
Với những điều này, khi đến tham quan ngôi tháp, đứng quan sát tổng thể, theo hướng từ trên xuống hoặc từ dưới lên. Ngôi tháp cao khoảng 25m gồm ba tầng (chân tháp, thân tháp và đỉnh tháp) hiện lên trong một khoảng khuôn viên rộng lớn. Bao quanh tháp là bờ tường được xây đắp bằng đá bền bỉ, mặt sân rộng lót gạch ngói màu đỏ ánh lên nét cổ kính.
Đi từng chi tiết trong tổng thể kiến trúc tháp, từ chân tháp đến đỉnh tháp đều là những phần liên mạch nhau, được xây dựng một cách chắc chắn, vững chãi rất uy nghi và linh thiên.
Cụ thể, chân tháp là một bề mặt hình vuông lớn, được xây dựng phân tầng có thể chịu sức nặng của toàn bộ thân tháp và đỉnh tháp. Theo hướng từ dưới lên theo hướng thẳng đứng là thân tháp với bốn mặt được xây dựng theo kích thước từ lớn đến nhỏ dần ở phần đỉnh.
Riêng, phần đỉnh tháp còn có tên gọi khác là nóc tháp, được xây dựng độc đáo với một tảng đá hình búp sen nhọn đẽo khắc tỉ mỉ, cân đối thể hiện cho biểu tượng của sinh thực khí, sức mạnh sinh thành trong văn hóa Chăm.
Bên cạnh tảng đá hình búp sen là các phù điêu cũng thể hiện rõ bộ sinh thực khí biểu dương niềm tin và tính thẩm mỹ của con người xưa. Tuyệt vời hơn là nếu đứng trên cao ngắm nhìn kỹ, đỉnh tháp là ranh giới tách biệt giữa phần trên và phần dưới thông qua chi tiết bốn mặt của đỉnh đều có bốn cửa sổ ứng với bốn hướng “Đông, Tây, Nam, Bắc” trong âm dương ngũ hành.
Song cùng với cách xây dựng với những phù điêu được phô diễn bên ngoài thì không gian bên trong tháp với bốn tường gạch xây thẳng đứng cao vút từ phần đế tháp đến phần chóp mái thu nhỏ dần cho đến đỉnh, tạo thành hình chóp nón là điều tạo nên nét kỳ bí, linh thiêng đầy bí ẩn.
Quan trọng hơn cả là trong không gian tháp không có bệ thờ, không có tượng, duy chỉ có những họa tiết hoa văn hình rồng được chạm khắc biến thể cách điệu bằng đá hoa cương đặt bên ngoài ở 4 góc tháp. Chính từ điều này mà một câu hỏi đã được đặt ra, tháp xây lên là để thờ ai. Phải chăng đây chỉ là một đền tháp được xây để thể hiện một biểu tượng của người Chăm trong kiến trúc dân tộc?
Không dừng lại ở những điều tuyệt hảo về phong cách kiến trúc, cái mà làm cho nhiều nhà nghiên cứu đau đầu bao lâu nay là hầu hết vật liệu xây dựng tháp đều làm bằng gạch nung với nhiều kích cỡ khác nhau. Từng viên gạch được xếp chồng khép kín, vững chắc tuyệt đối không tìm thấy một vết mạch hồ nào.
Cùng với đó, bốn mặt thân tháp có những cột xây áp vào thân có vai trò gia cố cho thân tháp thêm phần vững chắc. Do vậy mà khi nhìn đâu cũng thấy sự tỉ mỉ, công phu của con người trong từng vết chạm khắc, không một khe hở hay đường mòn nào. Nhất là những họa tiết đơn sơ nhưng hết sức điêu luyện, đạt đến trình độ bậc thầy kiến trúc của thời bấy giờ và mãi mãi về sau.
Chính từ những điều bí ẩn, không lời giải mã trong cách thức xây dựng này mà ngôi tháp mang một giá trị về văn hóa, lịch sử hết sức đặc biệt. Do vậy mà vào ngày 16 tháng 11 năm 1988, Tháp Nhạn đã được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch) công nhận là Di tích kiến trúc – nghệ thuật cấp quốc gia.
Thông tin tham quan tháp Nhạn Phú Yên
- Địa chỉ: Tháp Nhạn – Núi Nhạn – phường 1 – thành phố Tuy Hòa – tỉnh Phú Yên.
- Thời gian: 6h30 – 23h00 hàng ngày.
- Giá vé: miễn phí.
- Di vụ xe ôm tham quan Tháp Nhạn: 10,000 vnđ/ người.
- Di chuyển: Tháp Nhạn (Núi Nhạn) cách trung tâm thành phố Tuy Hòa khoảng hơn 3km, mất tầm 20 phút nếu đi bộ, 10 phút đi xe máy và 7 phút đi taxi. Dựa theo khoảng cách và thời gian này mà bạn có thể lựa chọn cho mình từng hình thức di chuyển khác nhau.
Một vài lưu ý cần biết khi tham quan tháp Nhạn Phú Yên
- Thời gian lý tưởng du lịch Phú Yên và tham quan tháp Nhạn là từ đầu tháng 3 đến cuối tháng 9.
- Thời gian lý tưởng tham quan tháp Nhạn trong ngày nên đi vào lúc sáng khoảng 6h30, xế chiều từ 4h30 – 9h30.
- Nếu lưu trú tại khách sạn trung tâm thành phố Tuy Hòa thì bạn nên sử dụng taxi để di chuyển, khoảng 15,000 vnđ – 20,000 vnđ.
- Sử dụng thời trang nhẹ nhàng, mát mẻ là có thể. Tuy nhiên, đừng quá ngắn, quá hở hoặc quá mỏng vì về chiều hoặc đêm, trên tháp Nhạn thường có gió lớn.
- Ngay dưới chân tháp có dịch vụ xe ôm chở lên tháp, giá 10,000 vnđ/ người. Tuy nhiên, những mùa cao điểm hoặc những ngày thứ 7 và chủ nhật thường rất hỗn độn do tranh giành khách, bạn cần chú ý.
- Cũng ngay dưới chân núi Nhạn về chiều và đêm có nhiều hàng quán bán đặc sản rất ngon như: bánh canh, bánh bèo, bánh tráng nước, bánh lọc, bánh hỏi, …. cùng với đó là các món chè giải khát được nấu từ nhiều loại đậu, khoai, chuối, dừa, …
- Tối thứ 7 hàng tuần hoặc 1 tháng 2 lần vào ngày thứ 7 (giữa tháng và cuối tháng) diễn ra các hoạt động văn hóa, văn nghệ đặc sắc.
- Giữ gìn tài sản cá nhân là điều cần thiết khi đến đây.
>>> Xem ngay: Tour du lịch Phú Yên giá rẻ
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: 493 An Dương Vương,TP. Quy Nhơn, Bình Định
- Đặt phòng: 02563.846.267 – 02563.846.355
- Kinh doanh & Đặt tour: Mr Tư: 0962.912.799/0986.823.386
- Nhà hàng: 0256.3846.921 – Mrs Hoài 0988.801.019
- Email: binhduonghotel493@gmail.com
- Website: www.binhduonghotel.com.vn